Monday, October 26, 2009

Asp và việc xây dựng ứng dụng trên Web

ASP là gì?

Khái niệm ASP (Active Server Page): ASP là môi trường kịch bản trên máy chủ (Server-side Scripting Environment) dùng để tạo và chạy các ứng dụng Web động và có tương tác. Nhờ tập các đối tượng có sẵn (Built-in Object) với nhiều tính năng phong phú, khả năng hỗ trợ VBScript lẫn JScript cùng một số thành phần ActiveX khác kèm theo, ASP cung cấp giao diện lập trình mạnh và dễ dàng trong việc triển khai ứng dụng trên Web.

Trang ASP: là trang Web trong đó có sự kết hợp các thành phần HTML, ActiveX Component và ASP Script. Có thể xem trang ASP như một trang HTML có bổ sung các ASP Script Command.

Hoạt động của trang ASP: khi một trang ASP được yêu cầu bởi Web Browser, đầu tiên Web Server xem xét và thực hiện hết những câu lệnh ASP Script, kết quả là một trang "thuần HTML" được đưa ra Browser. Người sử dụng không thấy những lệnh ASP Script bởi vì nó đã được thay bằng các giá trị kết quả của quá trình thực thi trên Server (xem Hình 1).

Hình 1: Trang ASP khi ở trên Web Server và khi được đưa ra Browser

ứng dụng ASP: thường ứng dụng ASP gồm các trang ASP và các thành phần khác đặt trong một thư mục (Application Directory) được khai báo với Web Server, thư mục này phải được gán quyền Executive hay Script để trang ASP hoạt động đúng. Trong Application Directory có một tập tin đặc biệt là Global.asa dùng để chia sẻ thông tin trong toàn ứng dụng.

Web Server cho ASP: Trang ASP có thể chạy với Microsoft Internet Information Server (IIS) 3.0. Tuy nhiên bạn nên dùng ASP với IIS 4.0 (trên Windows NT) hoặc Microsoft Personal Web Server (PWS) 4.0 (trên Windows 9x) để sử dụng những tính năng mới và các ActiveX Component kèm theo. Bạn có thể cài đặt IIS 4.0 hoặc PWS 4.0 từ phần NT Option Pack trong bộ Visual Studio 6.0.

Cách tạo trang ASP: với một trang HTML có sẵn, bạn có thể dễ dàng tạo trang ASP bằng cách thêm vào các lệnh ASP Script cần thiết và đổi phần mở rộng thành .ASP. Chú ý: do trang ASP được xử lý trước trên Server nên nó sẽ tốn nhiều thời gian hơn để đưa ra Browser, do đó tránh đặt tên trang là ASP khi không cần thiết (tức là khi nội dung chỉ gồm các thành phần HTML)

Cách ghi ASP Script trong trang ASP:

ASP Script phải được đặt giữa ký hiệu <% và %> hoặc giữa khối

+ Những lệnh nằm giữa <%%> phải sử dụng ngôn ngữ Scripting chính thức (Primary Scripting Language) qui định cho trang đó, Primary Scripting Language mặc định là VBScript. Để chỉ định Primary Scripting Language khác, bạn dùng chỉ dẫn <%@ LANGUAGE=language> đặt ở dòng đầu tiên của trang ASP.

+ Dùng khối để định nghĩa các Procedure (Sub hoặc Function) có sử dụng trong trang ASP (các procedure thường được đặt ở cuối trang ASP).

+ Để kết xuất giá trị của một biểu thức ASP, dùng Output Directive <%= expession %>

Ví dụ: file Test.ASP sẽ trình bày cách sử dụng một số lệnh ASP Script đơn giản như sau:

<html>

<head>

<title>Test ASP</title>

</head>

<body>

This following Greeting come from calling greeting function: <%=greeting%>

and this is the time of the last refresh of the page by calling now function: <%=now%>
and this is a text from response method: <%Response.write "I was created byResponse method"%>

</body>

</html>

Các đối tượng xây dựng sẵn của ASP (ASP Built-in Object):

Gồm có 6 đối tượng như sau:

1. Session: dùng lưu trữ những thông tin cần thiết trong phiên làm việc của User. Những thông tin lưu trữ trong Session không bị mất đi khi User di chuyển qua các trang của ứng dụng.

2. Application: dùng chia sẻ thông tin giữa các User trong cùng một ứng dụng. Đối tượng Application thường được dùng trong việc đếm số lần truy cập đến ứng dụng của các User.

3. Request: dùng để truy cập những thông tin được chuyển cùng với các yêu cầu HTTP. Những thông tin này gồm có các tham số của Form khi được Submit dùng phương thức POST hay GET hay các tham số được ghi cùng với trang ASP trong lời gọi đến trang đó. Dùng đối tượng Request có thể chia sẻ thông tin qua lại giữa các trang ASP trong một ứng dụng. Ngoài ra Request còn được dùng để lấy giá trị các cookie lưu trữ trên máy client.

4. Response: gửi thông tin ra User, gồm có ghi thông tin trực tiếp ra Browser, chuyển Browser đến một URL khác và/hoặc thiết lập các cookie trên máy client.

5. Server: cung cấp phương tiện truy cập đến những phương thức và thuộc tính trên server. Thường sử dụng phương thức Server.CreateObject để khởi tạo instance của một ActiveX Object trên trang ASP.

6. ObjectContext: sử dụng ObjectContext để chấp thuận hoặc hủy bỏ transaction được khởi tạo bởi một ASP Script.

Các thành phần ActiveX:

1. Đối tượng truy cập dữ liệu ADO (ActiveX Data Object): ADO là một thành phần trong bộ Microsoft Data Access Component (MDAC - gồm ADO, OLE DB và ODBC). ADO cung cấp giao diện lập trình quen thuộc với những thuộc tính và phương thức theo mô hình đối tượng để tạo sự dễ dàng cho các lập trình viên, nhất là đối với những người đã quen với DAO và RDO. Ơở mức hệ thống, các chức năng tương tác dữ liệu thật sự với DBMS sẽ do thành phần OLE DB (gọi là OLE DB Provider) đảm nhận, thành phần này do nhà sản xuất cơ sở dữ liệu (CSDL) cung cấp cùng với sản phẩm của họ. Hiện nay, do đa số hệ DBMS dùng ODBC làm giao diện CSDL nên Microsoft có kèm theo một thành phần gọi là OLE DB Provider for ODBC để ADO có thể làm việc trên các hệ thống CSDL hiện tại dùng giao tiếp ODBC (xem Hình 2).

Hình 2: Sơ đồ giao tiếp các thành phần của MDAC

2. Các thành phần ActiveX khác:

- Ad Rotator Object (AdRotator): luân phiên hiển thị dãy các hình ảnh cũng như liên kết từ hình ảnh được hiển thị đến một URL. Thông tin về hình ảnh và liên kết tương ứng được lưu trữ trong file text.

- Browser Capabilities object (BrowserType): những thông tin về Browser như tên, version, có hỗ trợ frame, table hay không...

- Page Counter: đếm và hiển thị số lần trang Web được yêu cầu

- MyInfo, Status, System, Tools Object: các thông tin về Web site

Mô hình một ứng dụng CSDL trên Web

Web Server: là nơi tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của Web user, đồng thời cũng thực hiện việc kết nối đến hệ DBMS trên Database Server theo yêu cầu truy cập dữ liệu của trang ASP. ADO cung cấp giao diện lập trình cho người phát triển xây dựng các lệnh truy cập CSDL, các lệnh này được chuyển đến cho hệ DBMS để thực thi thông qua các thành phần OLE DB (và ODBC). Kết quả truy vấn dữ liệu sẽ được Web Server đưa ra hiển thị trên Browser.

Hình 3: Sơ đồ một ứng dụng trên Web

Database Server: là nơi diễn ra việc thực thi các thao tác CSDL như truy vấn, cập nhật cũng như đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của hệ DBMS.

Browser: giao diện với người sử dụng, là nơi tiếp nhận yêu cầu của người sử dụng cũng như hiển thị kết quả yêu cầu. Ngoài ra, Browser còn là nơi kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ của dữ liệu trước khi chuyển đến cho Web Server.

No comments:

Post a Comment