Monday, November 2, 2009

Làm quen với Flash 1

Bạn hãy cài đặt Macromedia Flash mà từ nay trở đi chúng tôi sẽ tạm gọi tắt là MF. Trên các ví dụ, chúng tôi sử dụng MF version 5.0 để mọi người đều có thể dùng được, tuy nhiên nếu các bạn có điều kiện có thể cài đặt version cao hơn. Phần khác biệt chúng tôi xin trình bày ở những bài riêng.

Khi vào môi trường MF ta thấy màn hình ban đầu trông gần như thế này:

Xin bạn hết sức lưu ý, những nút lệnh, thực đơn chuẩn của các chương trình chạy trong Windows như cất, mở, cắt, copy, dán... chúng tôi không đề cập vì điều này quá quen thuộc đối với những ai đã sử dụng vi tính. Nếu có khó khăn về vấn đề này xin trao đổi với những người xung quanh bạn, nếu họ không trả lời được thì mới mail về cho chúng tôi, xin hết sức thông cảm vì số lượng thư trả lời của chúng tôi quá nhiều, chúng tôi ưu tiên trả lời những vấn đề mà chưa tài liệu nào nói tới trước.

Ta hãy quay lại màn hình của MF. Bạn thấy bên dưới là một khung màu trắng mà được ghi chú là vùng làm việc đúng không. MF gọi đó là sân khấu (Stage). Khi đã tạo thành phim thành phầm chiếu ở chế độ normal, hoặc để nhúng vào các trang Web, thì đoạn phim sẽ trình diễn trên sân khấu này, những gì bên ngoài sân khấu sẽ không có tác dụng vì trên trang web nó giống như một khung cửa sổ cho ta xem những gì trong nó. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo sợ vì nếu ta làm các phim hoạt hình giảng dạy hay các screensaver ta sử dụng chế độ fullscreen thì khung hình sân khấu này cũng chẳng quan trọng. Bạn làm các phim hay chương trình bảo vệ màn hình thậm chí bạn đặt sân khấu có kích thước là 0 cũng chẳng có ảnh hưởng gì. Để đặt kích thước sân khấu bạn hãy right-click vào sân khấu chọn Movie Properties để hiện bảng thuộc tính phim như sau:

Tại bảng thuộc tính này về tốc độ chuyển động khung/giây ta nên đặt theo ngầm định của MF là 12. Bạn có thể tăng lên nếu muốn hình ảnh hoạt hình mịn hơn và muốn nó... chậm hơn. Phần đơn vị đo xin chọn là Pixel (Điểm ảnh), nếu chọn các đơn vị đo khác như inch, milimet... sẽ rất dở hơi. Vì khi bạn thiết kế, máy tính của bạn đã thiết lập độ phân giải màn hình (Trong Control Panel/Display/Settings) mà khác với độ phân giải của máy tính chiếu phim Flash của bạn, hình ảnh sẽ không trung thực, méo mó, vẹo vọ, nham nhở...

Phía trên ghi tên cảnh mình định làm là scence 1 (Cảnh 1), trong cảnh có 1 lớp Layer1. Ta cũng có thể đổi tên lớp bằng nhiều cách ví dụ nháy phải chuột, chọn properties và đánh lại tên.

Mỗi một cảnh bao gồm các lớp biểu diễn. Bạn dễ dàng thêm các lớp bằng việc click vào dấu + ở góc trái dưới của hộp tên các lớp. Bạn hãy tưởng tượng đó là những lớp trong suốt xếp chồng lên nhau. Tại mỗi lớp cho ta đặt bất cứ thứ gì trên đó như các hình ảnh, đoạn phim, đoạn âm thanh..... Bạn có thể hỏi, tại sao phải phân lớp đúng không? à, phân lớp để tiện quản lý. Những hình ảnh của lớp phía trên có thể sẽ che khuất những hình ảnh ở lớp dưới. Tuy nhiên bạn có thể đặt một số tính chất tranfarent để cho nó trong suốt nhìn xuyên qua.

Nếu có nhiều lớp giúp cho bạn xử lý được dễ dàng hơn. Dễ như thế nào? Khi có một cảnh được thể hiện bằng rất nhiều lớp, hình ảnh lớp nọ chồng lên lớp kia, khiến bạn không biết đâu mà lần. Bạn có thể tắt bỏ bằng cách nháy vào phần con mắt của một lớp để cho không hiện lên các hình ảnh của lớp đó. Khi đó bạn không bị rối và bị nhiễu bởi các đối tượng của lớp bị tắt này, công việc sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, những lớp nào đã làm xong, bạn có thể khoá lại (Nháy vào chỗ cái khoá) của lớp, lớp sẽ không thể bị thay đổi. Lúc này bạn có thao tác nhầm cố tình xoá thì lớp bị khoá cũng không hề suy suyển. Bạn thấy như thế có tốt không? Bạn không phải lo, vì khi chiếu kết quả phim, những lớp bị tắt kia không ảnh hưởng gì cả.

Bạn có thể xoá lớp đi bằng cách right-click vào lớp cần xoá, chọn Delete Layer.

MF kiểm soát lớp bằng cách gán cho lớp có một số tính chất nhất định. Bạn right-click vào lớp, rồi chọn properties sẽ hiện một bảng thuộc tính lớp. MF chia lớp thành các loại gồm Normal (Thường), Guide (Dẫn), Guided(Được dẫn), Mask (Mặt nạ) và Masked (Bị che bởi mặt nạ). Trong đó kiểu normal là đờ phôn.

MF cho phép tạo 2 loại lớp guide: Lớp dẫn và lớp dẫn chuyển động. Những đường, hình dạng trên lớp dẫn thường được dùng làm điểm căn cứ để bố trí, điều chỉnh các đối tượng trên sân khấu stage. Lớp dẫn chuyển động cho phép bạn tạo một đường quỹ tích giúp cho đối tượng hoạt hình chuyển động theo nó. Vấn đề này sẽ đề cập ở một bài riêng khi bạn liên kết lớp được dẫn guided có chứa đối tượng hoạt hình với lớp dẫn guide chuyển động.

Lớp mặt nạ mask che dấu toàn bộ lớp bị che masked nằm trực tiếp bên dưới nó. Tất cả những gì nằm trên lớp mặt nạ đều là những lỗ thủng hoặc khe hở để ta nhìn thấy lớp Masked bị che bởi mặt nạ. Ví dụ lớp mặt nạ có chứa những dòng chữ. Lớp bị che có một tấm thảm nhiều màu sắc. Ta cho tấm thảm chuyển động, khi chiếu, trên màn hình ta sẽ thấy dòng chữ đổi màu rất đẹp. Bạn nhìn thấy chữ "Hân hạnh giới thiệu" trên đầu bài viết này đã được thực hiện theo nguyên tắc đó.

Khi có nhiều lớp trong một cảnh, thì MF bao giờ cũng có một lớp hiện tại là lớp cho ta làm việc, mọi vấn đề dán, import, chèn... đều sẽ nằm trên lớp này. Bạn nên nhớ rằng nếu bạn chèn một bông hoa trên lớp hiện tại, sau đó chèn thêm một ngôi sao. Nếu di chuyển ngôi sao đè lên bông hoa thì khi đưa ngôi sao ra vị trí khác, thông thường sẽ không thấy bông hoa nữa. Bạn nên chèn bông hoa trên 1 lớp, ngôi sao trên 1 lớp nếu như trong xử lý hình ảnh có đoạn chúng chồng lên nhau.

(Tất nhiên có một cách nhóm Group các đối tượng trên cùng một lớp, nhưng Trung tâm Tin học Trung tâm Tin học ABC không khuyến khích giải quyết theo kiểu này, nó dẫn tới nhiều rắc rối mà vấn đề hướng dẫn qua INTERNET không có chỗ để giải đáp những rắc rối kiểu đó, bạn chỉ tham khảo nó ở các lớp học của Trung tâm Tin học ABC)

Tại mỗi lớp, bạn nhìn sang vùng tiến trình thời gian được chia thành các khung frame. Đấy là những chỗ đặt sẵn. Số lượng các frame này tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của tệp bạn định làm mà đặt cho hợp lý. Các khung Frame này chúng tôi xin trình bày ở một bài khác.

No comments:

Post a Comment