Thursday, October 29, 2009

Thủ thuật nhỏ trong VB p2

Tạo màn hình Splash Screen

Bạn có để ý khi khởi động Visual Basic không ? Ttrước khi chương trình Visual Basic được khởi động thường có một khung như sau hiện ra trong chốc lát lại biến mất và VB sẵn sàng cho bạn làm việc. Không chỉ Visual Basic không đâu, hầu như tất cả các phần mềm hiện nay đều có màn hình này.

Khung đó ta gọi là màn hình Splash Screen, được cho hiển thị trong lúc khởi động nhằm tránh cho người dùng đỡ sốt ruột trong khi chương trình nạp dữ liệu hoặc thực hiện các lệnh cần thiết, trên đó thông báo các vấn đề về bản quyền, phiên bản, logo ... Khi chương trình đã sẵn sàng làm việc màn hình này tự động biến mất.

Trong VB màn hình Splash này thật ra cũng là một Form nhưng không hiển thị thanh tiêu đề, được nạp lên màn hình từ thủ tục tình huống FormLoad của 1 form nào đó trong chương trình (thường là Form chính - form sẽ luôn luôn được hiện dịch trong suốt quá trình làm việc).

Private Sub Form_Load()

Me.Show
frmSplash.Show
DoEvents

Unload frmSplash

End Sub

Me.Show: bắt chương trình vẽ form chính lên màn hình. Bạn có thể ghi Show cũng được vì lệnh Show mặc nhiên tác động lên form hiện hành khi không dược chỉ rõ đối tượng.

frmSplash.Show: Cho hiển thị màn hình Splash (bạn lưu ý: cho đến lúc này frmSplash vẫn chưa hiện lên mặc dù đã gọi)

DoEvents: Chờ cho Windows hiển thị hoàn tất frmSplash lên màn hình.

Sau lệnh DoEvents là tập hợp các lệnh cần xử lý trong khi chương trình khởi động.

Cuối cùng là lệnh Unload frmSplash có tác dụng đóng màn hình Splash Screen lại. Lúc này chương trình đã sẵn sàng cho người dùng.

Ngôn ngữ lập trình Visual Basic ngày càng trở nên phổ biến, được rất nhiều người quan tâm tới. Trong vòng 2 năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện khá nhiều sách viết về ngôn ngữ này tạo điều kiện cho chúng ta tìm hiểu, theo tôi dự đoán trong vài năm tới nó sẽ thông dụng như Word, Excel vậy. Cách thức lập trình trong ngôn ngữ này rất gần gũi với Windows (bạn sẽ hiểu Windows sâu sắc hơn khi lập trình bằng ngôn ngữ này). Nếu bạn đã học Microsoft Access thì đừng nên bỏ qua ngôn ngữ lập trình "thần tốc" này. Mặc dù chương trình được viết ra chạy không hiệu quả bằng những ngôn ngữ khác nhưng với nó bạn có thể tạo ra một ứng dụng Windows nhanh và dễ dàng như ... "nấu một gói mì ăn liền" lúc này vấn đề hiệu quả có thể tạm cho qua.

Nếu bạn muốn tìm hiểu căn bản về Visual Basic thì nên chọn quyển "Tự học lập trình Visual Basic 5" của tác giả Phạm Thùy Nhân, còn nếu chịu khó thì hãy tìm những quyển sách của Samis, thậm chí trong lúc đi xem sách tôi thấy có quyển ghi là: "chưa biết gì, đọc sách, gấp sách lại, thành chuyên gia" nữa đấy.

Custom Control trong Visual Basic 5.0

Khi viết một ứng dụng trong VB nếu không sử dụng thêm bất cứ một Custom Control nào ngoài các Control chuẩn của VB. Sau khi dịch thành file EXE, muốn chép sang máy khác bạn phải chép kèm theo 2 file thư viện chuẩn VB nằm trong thư mục System.

MSVBVM50.DLL (1.355.776 bytes)

CTL3D32.DLL (45.056 bytes)

Đây là 2 file thư viện cần thiết cho bất cứ ứng dụng nào viết bằng Visual Basic. Bởi vậy có nhiều khi file chương trình EXE của bạn chỉ vài ba chục Kb mà phải vác theo 2 file này quả là hơi bất tiện, tuy nhiên bạn có thể nén chúng lại cho nhỏ bớt, tôi đã thử và sau khi nén chỉ còn 655.557 bytes thay vì 1.400.832 bytes như lúc đầu.

Còn nếu trong ứng dụng của bạn có xài thêm các Custom Control thì nên lưu ý phải chép thêm các file tương ứng, có như vậy khi đem qua máy khác chương trình của bạn mới chạy được.

Khi bạn chọn một Custom Control trong hộp thoại Components thì file tương ứng sẽ được hiển thị ở phần Location, bạn hãy căn cứ vào đây mà tìm chép cho đúng. Các file này thường có phần mở rộng là DLL hay OCX nằm trong thư mục System (có thể mở bằng Visual C++).

Hãy chép chúng vào thư mục Windows, System, các thư mục đã được đặt đường dẫn PATH, hay cho chung vào cùng thư mục với file EXE của máy cần chạy chương trình của bạn.

Có thể dùng một chương trình tạo bộ đĩa Setup và chỉ định cho chúng chép thêm các file này, ví dụ như Create Install chẳng hạn. Đồng thời nếu có trình Setup, chương trình của bạn trông có vẻ đàng hoàng và chuyên nghiệp hơn (có thể tin cậy được).

Phiên bản của ứng dụng Visual Basic

Khi bạn viết một chương trình bằng Visual Basic, trong ứng dụng của bạn luôn xuất hiện một đối tượng tên là App, trong các thuộc tính của đối tượng App có 3 thuộc tính lưu giữ số phiên bản (Version). Ta có thể dễ dàng truy cập 3 thuộc tính này để biết được version của chương trình.

App.Major: Con số chính

App.Minor: Con số phụ

App.Revision: Con số này cho biết số lần bạn hiệu chỉnh và dịch lại chương trình.

Bạn có thể dùng một Msgbox để thể hiện Version của chương trình:

Msgbox "Version: " & App.Major & "." & App.Minor & App.Revision

Tuy nhiên bạn có thể để cho con số Revision tự động tăng mỗi lần dịch chương trình, vào Project \ Properties, chọn tab Make và click chọn mục Auto Increment trong khung Version Number

Hoặc cho chương trình thể hiện phiên bản lên Caption của Form khi Load

Private Sub Form_Load()
Me.Caption = Me.Caption & " - Ver " & App.Major & "." & App.Minor & App.Revision
End Sub

No comments:

Post a Comment